Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 3 (Trắc nghiệm) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đâu là định nghĩa đúng về thể loại văn bản thông tin?
Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
Đâu không phải là một vấn đề mà văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên sẽ hướng đến?
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi.
1. Giải mã hiện tượng bí ẩn Mặt Trăng Máu
Chỉ trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Mặt Trăng Máu đã trở thành một thuật ngữ phổ biến. Vậy rốt cuộc Mặt Trăng Máu là hiện tượng gì? Và tại sao nó lại được gọi như vậy?
1.1. Mặt Trăng Máu là gì?
Thuật ngữ “Mặt Trăng Máu” dùng để chỉ “hiện tượng Nguyệt thực toàn phần”. Lúc đó, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ như máu nên còn được gọi là hiện tượng Mặt Trăng Máu (hay Huyết Nguyệt).
(Công Khanh, theo Báo Tổ quốc)
Văn bản trên đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào?
Trình bày các sự kiện theo tiến trình trước sau mà chúng diễn ra là cách trình bày thông tin nào dưới đây?
Nghĩa hàm ẩn của câu là nội dung thông báo được
Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa hàm ẩn tương đồng với câu tục ngữ nào dưới đây?
Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo sắc thái nghĩa trang trọng, tôn nghiêm.
Hồ Chí Minh là ……….. đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?
Trong câu thành ngữ Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, ngưu và mã lần lượt được giải nghĩa là gì?
KHIÊM NHƯỜNG
(1) Người xưa thường ví: “Người khiêm nhường giống như nước vậy”. Vì nước mềm mại nhưng cũng rất ôn hòa, biết làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, dù là ở nơi thấp hay nơi cao, nước đều có thể tồn tại và giúp ích cho đời.
(2) Như chúng ta đã biết, nước rất khiêm nhường, thường chảy về chỗ trũng, nhưng khi cuộn trào thì sẽ thành sông, thành suối, bốc lên lại hóa mây mù mưa tuôn, thác cuộn. Đặc biệt, nước ở đâu cũng làm lợi nuôi dưỡng, mọi sinh linh vạn vật. Người khiêm nhường cũng như nước, thường không khoe khoang, tự cao, tự đại. Vẻ ngoài của họ lúc nào cũng khiêm tốn, hiền lành đức độ. Đã có không ít người nghĩ rằng, người có tài năng thì phải lộ diện ra bên ngoài như vậy mới dễ thăng tiến và được mọi người để ý.
(3) Ngày xưa có một nhà nho căn dặn con mình: “Không đạm bạc thì không thể sáng chí được, không tĩnh lặng thì không nghĩ được xa xôi được, không đức độ thì khó công thành danh toại được”. Theo ý của vị nhà nho, đạm bạc không phải là sống một đời nghèo khó, kham khổ không có miếng ăn. Sống đạm bạc ở đây là thanh thản, vui vẻ với mọi người, xa vòng lợi danh, không ham muốn tiền tài, tửu sắc, luôn giữ tròn khí tiết.
(4) Người khiêm nhường là người học rộng, biết nhiều nhưng chẳng mấy khi khoe khoang ra ngoài. Họ chỉ sử dụng những gì mình hiểu biết, âm thầm lặng lẽ phục vụ và cống hiến, không tự cho mình là nhất, là tài giỏi. Người khiêm nhường cũng giống như biển lớn vậy. Họ biết dang rộng lòng mình ra đón nhận những dòng nước nhỏ nhoi chảy ra từ trăm nghìn sông, suối nhỏ, từ những nơi xa xôi hẻo lánh đến biển hồ mênh mông để ôm vào lòng mình.
(5) Đối với những người khiêm nhường từ xưa đến nay, mọi danh lợi, cám dỗ về vật chất, mọi được, mất trong cuộc đời, tất cả với họ nhẹ nhàng như mây, như khói mà thôi. Vì thế họ mới có thể giữ được tâm mình trong sáng. Đối với họ được mà không hoan hỉ, mất cũng không ưu phiền, vinh mà không kinh động, nhục cũng không bận lòng.
(6) Vậy ta hãy thử thay đổi một chút cách nhìn nhận các vấn đề, rồi tự nhủ với bản thân hãy sống làm người khiêm nhường, đức độ để cuộc sống luôn luôn vui vẻ, nhẹ nhàng.
(Theo baodantoc.vn)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Nội dung chính của văn bản được nêu ở vị trí nào?
Phần (4) có sự kết hợp của những thao tác nào?
Câu nào sau đây nêu ý chính của phần (4)?
Câu văn Ngày xưa có một nhà nho căn dặn con mình: “Không đạm bạc thì không thể sáng chí được, không tĩnh lặng thì không nghĩ được xa xôi được, không đức độ thì khó công thành danh toại được”. có vai trò gì?
Ở phần (1), (2) tác giả đã so sánh người khiêm nhường với đối tượng nào?